Cẩm nang

Cẩm nang

17

Th05

Biện pháp quản lý cỏ dại trong ruộng lúa

Cỏ dại không gây hại trực tiếp cho cây lúa nhưng nó có tính chống chịu cao, sinh trưởng mạnh nên sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước làm cho cây lúa còi cọc, sinh trưởng phát triển kém. Khi cỏ quá dày sẽ cạnh tranh với lúa về lượng Carbonic trong không khí, làm giảm khả năng quang hợp tạo chất khô của lúa. Cỏ dại là ký chủ của sâu, bệnh hại lúa và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm do có hạt cỏ trong lúa, từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy, cần phải có biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả trong ruộng lúa.

17

Th05

Biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa

Lem lép hạt là một hội chứng của nhiều tác nhân gây ra trên hạt lúa. Lem lép hạt có thể do nấm, vi khuẩn… gây ra khi lúa đang trong giai đoạn đòng trổ. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa của nước ta cũng như các nước trồng lúa trên thế giới. Nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả, bệnh lem lép hạt có thể gây thiệt hại năng suất rất lớn, làm giảm giá trị nông phẩm, ảnh hưởng đến vụ lúa tiếp theo.

17

Th05

Phun thuốc BVTV bằng máy bay (Drone): Những điều cần lưu ý

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng. Nhiều khâu trong quy trình canh tác như làm đất, trồng cây, bón phân, xịt thuốc, bơm nước, thu hoạch, chế biến…từ chỗ thực hiện bằng thủ công nay đã chuyển dần sang dùng máy hay các thiết bị công nghệ hiện đại khác.

17

Th05

Kỹ thuật sản xuất và chăm sóc ruộng mạ khỏe

Tùy theo mục đích và điều kiện, bà con nông dân có thể lựa chọn một trong các hình thức sản xuất ruộng mạ cho phù hợp như sạ lan, sạ hàng, gieo mạ sân hay gieo mạ ruộng. Mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng: Hình thức sạ lan: đỡ tốn công cấy nhưng tốn nhiều giống, khó quản lý dịch hại, tốn nhiều phân bón – thuốc BVTV, khó khử lẫn, chất lượng thu hoạch không đồng đều... Hình thức sạ hàng: tiết kiệm giống, thời gian gieo sạ, dễ khử lẫn, cải thiện được chất lượng thu hoạch và tương đối dễ quản lý dịch hại hơn so với sạ lan nhưng chưa rút ngắn được vòng quay của đất và khó né lũ, né mặn cuối vụ. Hình thức gieo mạ sân và gieo mạ ruộng: cả hai hình thức này đều có điểm chung là rút ngắn được vòng quay của đất, chủ động né lũ, né mặn cuối vụ, tiết kiệm được giống cũng như phân bón – thuốc BVTV, dễ quản lý dịch hại, dễ khử lẫn, chất lượng thu hoạch đồng đều. Tuy nhiên gieo mạ ruộng nhược điểm hơn gieo mạ sân ở chỗ phải cấy tay nên tốn nhiều công lao động và sinh trưởng của cây lúa có thể không đồng đều.